THỨ HAI, NGÀY 29 THÁNG 04 NĂM 2024 09:39

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM ra văn bản khẩn về dịch tay chân miệng

28/07/2023 | 07:57
Chiều 26/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM đã ban hành văn bản khẩn về việc triển khai công tác truyền thông, nhắn tin tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng.

Theo đó, để bảo vệ trẻ em trước dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của tác nhân Enterovirus 71, đề nghị phòng GD&ĐT các quận huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo các trường mầm non, nhóm trẻ và các trường tiểu học trên địa bàn có biện pháp tăng cường truyền thông về loại bệnh này cho phụ huynh học sinh.

Các hình thức truyền thông là gửi tin nhắn qua Zalo cho nhóm phụ huynh; in và phát cho phụ huynh hoặc dán tại lớp học, khu vực chờ đón trẻ với nội dung: “Để phòng bệnh tay chân miệng, người chăm sóc trẻ và trẻ em cần thường xuyên rửa tay, vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của trẻ, bàn ghế, sàn nhà... Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế”.

Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng. Ảnh minh họa

Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng. Ảnh minh họa

Được biết, tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến khá phức tạp trên địa bàn TP.HCM. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), chỉ trong tháng 6, toàn thành phố đã ghi nhận 2.690 ca mắc tay chân miệng. Nhưng chỉ trong tuần 29 (từ ngày 17 - 23/7), số ca bệnh tay chân miệng lại tăng nhanh, với 2.356 ca bệnh.

Các ca mắc tay chân miệng được phát hiện có nguyên nhân gây bệnh từ Enterovirus (EV71) - chủng virus có độc lực cao, có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong. Virus này cũng là tác nhân gây ra các đợt dịch bệnh lớn vào các năm 2011 và 2018. Ngành Y tế thành phố cũng dự báo số ca mắc và số ca nặng sẽ tiếp tục gia tăng trong những tuần sắp tới và có thể kéo dài nếu không quyết liệt có các biện pháp dự phòng bệnh.

Để ứng phó với dịch tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM đã xây dựng kịch bản gồm 3 cấp độ, phân tầng điều trị với tầng cuối là các bệnh viện chuyên khoa nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Tuy nhiên, hiện tại các bệnh viện ở thành phố đang phải tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh từ các tỉnh, thành khác chuyển đến (chiếm 60-80%), trong đó có những ca chuyển độ nặng rất nhanh và nguy kịch. Vì vậy mà cơ số thuốc dự trữ của thành phố dự kiến không đủ đáp ứng với tình hình dịch bệnh diễn biến nhanh.

Hiện nay thành phố đang ở tình huống thứ 2 (50-100 ca nhập viện mới/ngày, 200-700 ca điều trị nội trú, 20-70 ca nặng ứng với quy mô giường bệnh là 700 giường, trong đó có 80 giường hồi sức tích cực). Lượng thuốc IVIG dùng mỗi ngày tăng từ 80-150 lọ (từ ngày 7 đến 13/7) và tăng lên đến xấp xỉ 200 lọ thuốc (từ ngày 13/7 trở đi) và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong khi lượng tồn IVIG tại các bệnh viện hiện khoảng 2.400 lọ, và dự kiến đến cuối tháng 8 tới mới có đợt thuốc IVIG nhập khẩu tiếp theo.

Trước tình hình này, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế phân công cho các bệnh viện tuyến cuối của một số tỉnh, thành có năng lực tiếp nhận điều trị bệnh tay chân miệng như Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai... nhằm đảm bảo các ca bệnh nặng được điều trị sớm và công tác chuyển viện được an toàn, hiệu quả.

Sở Y tế cũng cũng kiến nghị Cục Quản lý dược sớm phê duyệt các đơn hàng nhập khẩu thuốc IVIG nếu có, đồng thời kiến nghị Bộ Y tế sớm có chỉ đạo và giải pháp đảm bảo cung ứng thuốc điều trị tay chân miệng cho các tỉnh phía Nam.

Ngành Y tế cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng. Thông tin về dịch bệnh, các biện pháp phòng bệnh được cập nhật hàng ngày với những hình thức truyền thông đa dạng như: video phóng sự, đăng tin trên Fanpage, Tiktok, xe loa cổ động, phát thanh, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, truyền thông nhóm, nói chuyện sức khỏe... nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cũng như cập nhật các kiến thức về dấu hiệu chuyển nặng cho người dân.

PV
“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

“Sống trọn não bộ” - Trang sách của người từng trải qua đột quỵ nói về khoa học thần kinh não bộ

5 tháng trước

“Nằm vo tròn như một thai nhi trong bụng mẹ, tôi cảm giác mình sắp chết, không còn chút hi vọng nào có thể sống sót để kể lại câu chuyện này cho bất kỳ ai”.
Đắp thuốc lạ chữa rắn cắn, bé trai 2 tuổi nguy kịch

Đắp thuốc lạ chữa rắn cắn, bé trai 2 tuổi nguy kịch

9 tháng trước

Bé trai 2 tuổi ở Tuyên Quang được gia đình đưa vào viện cấp cứu sau 22 giờ bị rắn hổ mang cắn. Tình trạng của trẻ rất nguy kịch, co giật từng cơn, hôn mê, chân trái tím đen…
22 mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai

22 mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai

9 tháng trước

Ngày 26/7, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11 - năm 2023 công bố kết quả các mô hình, sản phẩm đạt giải.
Bình Thuận: Thêm một trường hợp trẻ em tử vong nghi do bệnh tay chân miệng

Bình Thuận: Thêm một trường hợp trẻ em tử vong nghi do bệnh tay chân miệng

9 tháng trước

Thông tin từ Sở Y tế Bình Thuận ngày 26/7 cho biết tỉnh ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi tử vong nghi mắc bệnh tay chân miệng ở xã Tân Tiến, thị xã La Gi. Như vậy, từ đầu năm đến...
Phát hành cuốn sách “Factopia - 400 điều sửng sốt nơi Xứ Sự Thật”

Phát hành cuốn sách “Factopia - 400 điều sửng sốt nơi Xứ Sự Thật”

9 tháng trước

Thương hiệu sách Einstein House (trực thuộc Alpha Books) vừa ra mắt cuốn sách “Factopia - 400 điều sửng sốt nơi Xứ Sự Thật” - là cuốn bách khoa thư dành cho thiếu nhi vô cùng đặc sắc....