THỨ HAI, NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 2024 07:26

Tập trung nguồn lực chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

01/08/2023 | 09:50
Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tỉnh Bắc Giang luôn ưu tiên, dành nguồn lực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB). Nhóm trẻ em này thường xuyên được giúp đỡ bằng nhiều hình thức: trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng, thăm hỏi tặng quà; cấp thẻ bảo hiểm y tế; miễn, giảm học phí và chăm sóc bằng các hình thức khác...
Một buổi tập huấn nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Một buổi tập huấn nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

100% trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa, mồ côi cả cha và mẹ được hưởng chế độ chính sách

Xác định rõ công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có HCÐB nói riêng không chỉ là trách nhiệm của một ngành, một cơ quan, mà là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Những năm qua, các sở, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Giang đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

Toàn tỉnh hiện có 480.273 trẻ em, trong đó có 3.742 trẻ em có HCÐB (phần lớn là trẻ em khuyết tật các loại với 3.100 trẻ em; 403 trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; 184 trẻ em mồ côi cả cha và mẹ,...) và 41.717 trẻ em có nguy cơ rơi vào HCÐB  (phần lớn là trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo, gia đình có vấn đề xã hội như cha mẹ ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy; trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ đi làm ăn xa...). Ðến nay, 100% trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em không nơi nương tựa, trẻ em nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình, người thân hoặc cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh, được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước theo quy định; hầu hết trẻ em sống trong gia đình thuộc hộ nghèo đều được giúp đỡ.

Việc chăm sóc trẻ em có HCÐB được thực hiện bằng nhiều hình thức như: trợ cấp, hỗ trợ theo chính sách, cấp học bổng, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và chăm sóc bằng các hình thức khác. 100% số vụ vi phạm quyền trẻ em được phát hiện đã được các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời. Trong dịp Tết Nguyên đán năm 2023, Tháng hành động vì trẻ em và ngày Tết Thiếu nhi 1/6/2023, toàn tỉnh có trên 19.000 nghìn trẻ em có HCÐB, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tặng quà trị giá gần 10,5 tỷ đồng (riêng cấp tỉnh tổ chức tặng 600 suất quà, mỗi suất 500.000 đồng tiền mặt…)

Ðể đạt được những thành tựu đó, Bắc Giang đã triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em ở 3 cấp độ: phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp. Trong đó, chú trọng công tác phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, phòng ngừa để trẻ em không rơi vào HCÐB. Tập trung triển khai các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Ðảng và Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trên Ðài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang, Website của Ngành, trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở; căng treo hàng trăm băng zôn, phướn thả trên tuyến đường tập trung đông dân cư; in, cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, quyền trẻ em, lao động trẻ em... Tổ chức hội nghị truyền thông trực tiếp tại cộng đồng cho hàng nghìn trẻ em và cha/mẹ/người trực tiếp chăm sóc trẻ em; tuyền thông lưu động tại địa bàn 10/10 huyện, thành phố nhằm huy động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Luật Trẻ em 2016 (có hiệu lực từ 1/6/2017) tại Điều 10 quy định 14 nhóm trẻ em có HCĐB bao gồm: Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻ em bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

Huy động sự tham gia của toàn xã hội chăm sóc, bảo vệ trẻ em có HCĐB

Trong kế hoạch năm 2023, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ trẻ em có HCÐB dưới 2% tổng số trẻ em. Trên 95% trẻ em có HCÐB được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hòa nhập và có cơ hội phát triển. Tỉnh cũng tập trung vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn... Tổ chức thăm, tặng quà, trao học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho các nhóm trẻ này. Ðồng thời, kịp thời hỗ trợ trẻ em là nạn nhân của xâm hại, bạo lực. Hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; xây dựng các công trình, trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em phù hợp với quy định của pháp luật.

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đặc biệt là trẻ em có HCÐB, trong thời gian tới, Bắc Giang tập trung tổ chức hiệu quả, đa dạng các hình thức truyền thông, giáo dục và bảo vệ trẻ em có HCÐB phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư, cơ sở chăm sóc trẻ em. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trẻ em nói chung và thực hiện chính sách, pháp luật đối với trẻ em có HCÐB nói riêng; thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào HCÐB (trẻ em sống trong gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ mắc tệ nạn xã hội, bố mẹ đi làm ăn xa dài ngày bỏ con cho ông bà, họ hàng…) để có biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ kịp thời, không để trẻ em rơi vào HCÐB. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp; cán bộ, nhân viên làm trong cơ sở bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ em. Tăng cường phối hợp giữa cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó đẩy mạnh công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bố trí ngân sách địa phương cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương, cơ sở…

Ðáng lưu ý, với số lượng trẻ em có nguy cơ rơi vào HCÐB khá cao (khoảng hơn 40 nghìn em), Bắc Giang cần tập trung quan tâm, chủ động xây dựng các phương án phòng ngừa hiệu quả, bởi càng giảm nhóm đối tượng này thì càng giảm đối tượng trẻ em có HCÐB.

Minh Nhật
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

6 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Hà Nội vận hành đường dây nóng 0243.2233.111 tiếp nhận thông tin về các trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp

Hà Nội vận hành đường dây nóng 0243.2233.111 tiếp nhận thông tin về các trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp

9 tháng trước

Đường dây nóng 0243.2233.111 tiếp nhận thông tin của người dân về các trường hợp cần sự bảo vệ khẩn cấp. Đồng thời, là địa chỉ tin cậy để người dân, cơ quan, tổ chức chia...
Trao học bổng và xe đạp cho học sinh khó khăn, mồ côi do COVID-19 ở Bạc Liêu

Trao học bổng và xe đạp cho học sinh khó khăn, mồ côi do COVID-19 ở Bạc Liêu

9 tháng trước

Ngày 28-29/7, tại Bạc Liêu, Ban liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình Caravan "Thắp sáng yêu thương lần thứ II năm 2023" nhằm đỡ đầu, trao học...
Hà Nội: 450 học sinh tham gia Giải bơi Tài năng trẻ năm 2023 quận Ba Đình

Hà Nội: 450 học sinh tham gia Giải bơi Tài năng trẻ năm 2023 quận Ba Đình

9 tháng trước

Ngày 30/7, tại Trung tâm Thể thao Ba Đình (Hà Nội), Trung tâm Thể thao Ba Đình phối hợp với các giảng viên của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã tổ chức khai mạc Giải bơi Tài...