THỨ NĂM, NGÀY 02 THÁNG 05 NĂM 2024 07:04

Cần xử nghiêm những trường hợp bạo hành, xâm hại trẻ em

07/10/2021 | 21:54
Hiện nay, trình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em liên tục xảy ra gây bức xúc cho xã hội. Những trẻ em bị bạo hành, xâm hại có thể bị những tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xấu đến phát triển toàn diện của trẻ.

Bạo hành, xâm hại trẻ em là tội ác

Thời gian gần đây, những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em xảy ra đã bộc lộ tính chất nguy hiểm, có trường hợp xảy ra do chính cha mẹ, thầy cô giáo, người thân gây bức xúc dư luận, như vụ án người cha đánh chết con vì tiếp thu chậm ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đầu đuôi câu chuyện là trưa ngày 16/9, ông Lê Thành Công (43 tuổi, ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) dạy con gái  L.H.A. (6 tuổi,  lớp 1A16, Trường tiểu học Xuân Đỉnh) tại nhà. Vì con tiếp thu chậm, người bố bực tức, dùng đũa, thanh tre, cán chổi đánh vào chân, tay, mông và lưng con. Sau đó, bé A có dấu hiệu sốt, nóng người nên gia đình cho bé đi tắm và uống thuốc nhưng nạn nhân đã nôn ói. Dù được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng bé A đã tử vong. Ông Công đã bị khởi tố về tội Cố ý gây thương tích theo quy đinh tại điều 134 Bộ luật hình sự.

Trước đó, một vụ an tương tự cũng đã xảy ra, ngày 9/8, Công an TP Thuận An (Bình Dương) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với Lê Hoài Nam (29 tuổi, ngụ TP HCM) về hành vi Hành hạ người khác.

Theo điều tra, Lê Hoài Nam hiện đang chung sống như vợ chồng với chị N.H.T (29 tuổi, ngụ Đồng Nai) và cháu B.N.P.A (5 tuổi, là con riêng của chị N.H.T) tại khu phố Bình Quới B, phường Bình Chuẩn, TP Thuận An. Khoảng 20h ngày 3/8, sau khi uống rượu, Nam cho rằng cháu B.N.P.A hay nói dối mình và nhớ lại mâu thuẫn giữa Nam với cha của cháu B.N.P.A nên Nam đã chửi mắng, đe dọa và dùng tay, chân đánh liên tiếp vào người cháu Nam. Thậm chí, Nam còn nhấc bổng cháu B.N.P.A lên cao rồi ném xuống nền nhà (nơi có 1 tấm nệm mỏng) gây nguy hiểm tính mạng và sức khỏe của cháu B.N.P.A. Chỉ đến khi chị N.H.T chạy lại ôm cháu B.N.P.A thì Nam mới dừng lại. Toàn bộ hành vi của Nam đã được camera ghi lại. Hành vi tàn nhẫn của Nam khiến nhiều người xem clip bức xúc, phẫn nộ.

Một vụ án đau lòng khác ở Sơn La, một bé gái bị hiếp dâm từ khi mới 10 tuổi. Cháu N. (là con riêng của vợ) đã bị cha dượng ở cùng nhiều lần xâm hại tình dục. Tới năm em 12 tuổi sự việc mới bị phát giác khi cô giáo thấy N. bụng to bất thường, đi khám thì N. đã có thai 4 tháng.

Những vụ án bạo hành, xâm hại trẻ em kể trên chỉ là những con số “nổi” trong “tảng băng chìm” bởi nhiều gia đình nạn nhân sợ mọi người biết con mình bị hiếp dâm, bị xâm hại tình dục sẽ ảnh hưởng đến thanh danh gia đình, đến tương lai, hạnh phúc của con cái nên không trình báo, tố cáo vụ việc tới cơ quan chức năng. Điều này dẫn tới hậu quả là nhiều kẻ phạm tội thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật.

Ngoài những vụ bạo hành, xâm hại trẻ em gây rúng động dư luận do chính người thân trong gia đình gây nên, thì còn rất nhiều trẻ em khác bị bạo hành, xâm hại trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

                                                                        Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành, xâm hại:

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành, xâm hại:

Bạo hành, xâm hại khiến trẻ tổn thương nghiêm trọng về sức khỏe thể chất. Nghiêm trọng hơn, trẻ bị bạo hành dễ bị sang chấn tâm lý, thậm chí mắc phải những vấn đề tâm thần. Nhiều trẻ em sau khi bị xâm hại trở nên sống khép kín, thậm chí có hành vi tự làm đau mình để giảm căng thẳng, stress. Những tổn thương này nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ tử vong.

Mặt khác, một số người từng bị bạo hành, xâm hại khi còn nhỏ thì khi trưởng thành có thể có hành vi lệch chuẩn về tình dục hoặc trở nên cục súc, nóng nảy, dễ có hành vi bạo lực.

Diễn đàn trẻ em là nơi để trẻ em bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình. Ảnh Ngọc Minh

Diễn đàn trẻ em là nơi để trẻ em bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình. Ảnh Ngọc Minh

Ngăn chặn, đẩy lùi trình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em

Có nhiều trẻ em bị bạo hành, xâm hại là do một bộ phận bị suy đồi về đạo đức, lối sống. Mặt khác, kinh tế khó khăn, mâu thuẫn gia đình, cha mẹ bị cuốn vào tệ nạn xã hội, ma túy, cờ bạc, rượu chè… cũng dễ khiến trẻ em có nguy cơ trở thành nạn nhân bị bạo hành, xâm hại.

Mặt khác, nhiều trẻ em chưa được trang bị các kỹ năng phòng, chống bạo hành, xâm hại tình dục; nhiều người lớn không nắm rõ và thực hiện các quyền của trẻ em.

Để ngăn chặn, đẩy lùi trình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em hiện nay, cần xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong hệ thống bảo vệ trẻ em.

Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đối với gia đình, người dân trong cộng đồng và trẻ em về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của trẻ em.

Tăng cường kỹ năng sống thích ứng trong quan hệ và ứng xử để các em đủ sức đối phó với các tác động tiêu cực.

Nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa và xử lý các mối nguy hiểm, hậu quả của các yếu tố, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác kịp thời các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trẻ em; tiến hành ngay việc giám sát, kiểm tra, thanh tra toàn diện việc thực hiện quyền trẻ em của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục trẻ em trên địa bàn.

Các cơ quan chức năng cần xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp bạo lực, xâm hại trẻ em. Xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở để xảy ra tình trạng chậm trễ, thực hiện không đầy đủ trách nhiệm hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại hoặc bao che vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.

Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự tới các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Các chế tài xử lý, khung hình phạt thỏa đáng đối với các trường hợp vi phạm, những vụ án bạo lực, xâm hại trẻ em cần xét xử lưu động, kể cả những trường hợp do cha mẹ và người thân gây ra, nhằm mục đích phòng ngừa răn đe chung.

Nguyễn Ngọc Minh
Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành 'nghĩa địa cho trẻ em'

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Dải Gaza đang trở thành "nghĩa địa cho trẻ em"

5 tháng trước

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 6/11 cho biết việc bảo vệ dân thường "phải là điều tối quan trọng" trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hamas của Palestine, đồng...
Nhiều hoạt thiết thực, ý nghĩa trong Tháng hành động vì trẻ em 2021

Nhiều hoạt thiết thực, ý nghĩa trong Tháng hành động vì trẻ em 2021

2 năm trước

Nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2021, các địa phương trên cả nước đã có nhiều hoạt động sôi nổi có ý nghĩa thiết thực dành cho các em thiếu nhi.